Bệnh thiếu máu do vi khuẩn Mycoplasma suis (tên gọi trước đây là Eperythrozoon suis), thường bị gọi nhầm là bệnh ký sinh trùng đường máu, được ghi nhận phổ biến ở các đàn heo trên thế giới từ nhiều năm trước, tuy nhiên tại Việt Nam bệnh chỉ mới được đề cập đến trong khoảng vài năm gần đây. Vi khuẩn bám lên bề mặt hồng cầu, gây biến dạng, hư hại, làm sụt giảm số lượng cũng như chức năng của hồng cầu, dẫn đến nên tình trạng thiếu máu, vàng da ở heo bệnh, làm tăng tỷ lệ bệnh và chết ở heo sau cai sữa. Ngoài ra, vi khuẩn còn được cho là có liên quan đến rối loạn sinh sản trên nái, gia tăng cảm nhiễm bệnh lý đường ruột và đường hô hấp. Việc kiểm soát bệnh đúng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi heo, bao gồm cả năng suất sinh sản.
I. Tác nhân gây bệnh
Mycoplasma suis (tên gọi trước đây là Eperythrozoon suis) thuộc Giống Mycoplasma, nhóm vi khuẩn đường máu, có dạng hình cầu hoặc oval, kích thước khoảng 0,8 μm – 2,5 μm, có thể quan sát được dưới kính hiển vi quang học ở độ phóng đại khoảng 1.000 lần. M. suis sống trên bề mặt tế bào hồng cầu, chưa thể nuôi cấy trong điều kiện nhân tạo, và chỉ phát triển trong cơ thể heo sống, có lẽ vì vậy chúng bị gọi là ký sinh trùng đường máu. Hiện tại, để thu nhận M. suis phục vụ cho các nghiên cứu các nhà khoa học phải sử dụng máu của những heo nhiễm để gây nhiễm cho heo sạch bệnh. M.suis được xem là tác nhân gây bệnh thiếu máu vàng da do nhiễm trùng ở heo (IAP – Infectious anemia in pig) ở heo mọi lứa tuổi (heo cai sữa, heo choai, thịt, nái) và có thể gây rối loạn đông máu, xuất huyết.
II. Triệu chứng và bệnh tích
Về triệu chứng: Bệnh lý chính do M. suis liên quan đến số lượng và khả năng hoạt động của hồng cầu, gây tình trạng vàng da thiếu máu ở tất cả các nhóm heo. Bệnh lý thiếu máu dẫn đến những tác động xấu đến năng suất sinh sản và khả năng cảm nhiễm với các bệnh truyền nhiễm. Bệnh do M. suis có thể xuất hiện ở 2 thể: cấp và mãn. Biểu hiện và thiệt hại do bệnh phụ thuộc vào mức độ nhiễm M. suis của heo tại trại. Heo con, cai sữa, nhiễm M. suis ở mức nhiễm cao, sẽ có biểu hiện vàng da, heo phát triển kém, chậm lớn, tình trạng bệnh nhiễm trùng trên đường hô hấp và tiêu hoá gia tăng do suy giảm miễn dịch. Heo sơ sinh có biểu hiện run, đi đứng không vững do hạ đường huyết. Tỷ lệ chết, loại thải cao 50 - 60%, một vài trường hợp có thể đến 90% (thể cấp). Heo nái nhiễm bệnh có năng suất sinh sản thấp. Ở mức độ nhiễm thấp, heo bệnh không biểu hiện triệu chứng rõ ràng.
Về bệnh tích: Các chỉ số máu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là số lượng hồng cầu, tiểu cầu. Máu loãng, hồng cầu bị biến dạng hình sao, giảm hoặc mất chức năng sinh lý. Ở heo cai sữa, heo choai, có thể xuất hiện bệnh tích loét da ở những vùng rìa tai, đuôi, mõm. Mổ khám có thể ghi nhận được các bệnh tích như: vách tim mỏng, tim nhão, lách sưng, gan sậm màu, tràn dịch xoang bụng, ngực, bao tim; hạch sưng.
III. Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng dựa vào triệu chứng run rẩy của heo con theo mẹ, heo con vẫn bú mẹ và triệu chứng này biến mất sau khi heo được bú sữa mẹ. Ở heo sau cai sữa, heo choai, chẩn đoán dựa trên dấu hiệu vàng da; lông da khô, xù; các vết lở loét ở rìa tai, đuôi… Tuy nhiên, chẩn đoán lâm sàng chỉ có tính định hướng, không đủ để khẳng định bệnh.
Để xác định bệnh, chúng ta sẽ sử dụng chẩn đoán kháng nguyên hoặc kháng thể trong phòng thí nghiệm (PCR, ELISA, HI).
IV. Phòng và trị bệnh
1. Phòng bệnh
Hiện tại chưa có vắc-xin để phòng bệnh do M. suis. Việc phòng bệnh cần kết hợp các biện pháp quản lý và sử dụng thuốc kháng sinh nhóm tetracyclines như DOXIN-WS hoặc OXYLIN 50%, 2 sản phẩm kháng sinh phòng bệnh hiệu quả của ANVET PHARMA.
Ngoài ra, do bệnh lây nhiễm qua đường máu và có thể lây truyền từ mẹ sang con, vì vậy để phòng bệnh cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:
2. Trị bệnh
+ Kháng sinh:
- Thể cấp: Tiêm OXYLIN-LA với liều 1 ml/ 20 kg, liệu trình 7 – 10 ngày tùy vào mức độ nặng của bệnh.
- Thể mãn: Sử dụng kháng sinh trộn DOXIN-WS với liều 1 g/ 50 kg thể trọng hoặc trộn 200 – 250 g/ tấn thức ăn, trong 7 - 10 ngày.
+ Thuốc bổ trợ và tăng hiệu quả điều trị:
- Đối với heo con: Tiêm thêm một mũi FERTORIL – Bao gồm Sắt + B12, 1 liều duy nhất 1,5 ml mỗi heo con vào ngày đầu điều trị.
- Đối với heo nái, heo thịt: Bổ sung BUTAPHOS PRO để tăng cường khả năng tái tạo máu cho heo, tăng hiệu quả hồi phục, với liều 1 ml/ 10 kg thể trọng, từ 3 – 5 ngày.
- Trường hợp heo bị hạ đường huyết: Bổ sung GLUCO K+C 200 g trong mỗi 100 lít nước để tăng lực, bổ sung năng lượng kịp thời cho heo.
Nguồn: theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Hải. ĐH Nông Lâm TP.HCM
Hotline